Trong một lần phỏng vấn, ông Hải tâm sự: “Họ nói tôi khùng điên khi muốn người Việt được sử dụng các sản phẩm công nghệ xịn xò nhất thế giới với giá rẻ nhất”.
Ông Lại Nam Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO của Wakamono
Vào năm 2021, trong lúc đại dịch Covid đang ở giai đoạn khốc liệt nhất, công ty Wakamono (Việt Nam) công bố một loại khẩu trang có thể diệt 99% virusCorona và xuất khẩu đi Mỹ, Úc, Bồ Đào Nha. Nhưng giá bán tại Việt Nam chỉ bằng 1/3 giá bán tại các thị trường khác, chất lượng tương đương.
Với thông tin như vậy, hiển nhiên phát minh của Wakamono đối mặt với rất nhiều nghi ngờ. Nhưng việc vượt qua các tiêu chuẩn kiểm định khắt khe và xuất khẩu sang những thị trường khó tính nhất chính là bằng chứng chứng minh hiệu quả của sản phẩm này.
Đó cũng không phải là lần đầu tiên nhà sáng lập sinh năm 1985, ông Lại Nam Hải bị gọi là “nhà sáng chế khùng điên”.
Trong một lần phỏng vấn, ông Hải tâm sự: “Họ nói tôi khùng điên khi muốn người Việt được sử dụng các sản phẩm công nghệ xịn xò nhất thế giới với giá rẻ nhất”.
Ít ai biết đây là người đang sở hữu 40 bằng sáng chế về công nghệ nano sinh học vào các lĩnh vực: y tế, nông nghiệp, mỹ phẩm và thực phẩm và đầu tư công nghệ từ năm 26 tuổi.
Ông Lại Nam Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO của Wakamono
Quay lại từ những năm 2011, ông Lại Nam Hải thành lập ra công ty Wakamono và là người trực tiếp nghiên cứu chính công nghệ nano sinh học. Hiện ông đang sở hữu 40 bằng sáng chế phát minh công nghệ được bảo hộ 20 năm tại Mỹ, Canada, Wipo và Việt Nam và bắt đầu khai thác thương mại.
Bằng sáng chế giúp bảo vệ lợi thế công nghệ của ông, bảo vệ sản phẩm mới và ngăn chặn các đối thủ tham gia thị trường, từ đó nâng cao lợi nhuận và thị phần, phân biệt công ty với các đối thủ và cung cấp cho ông và công ty những cơ hội tiếp thị và thương mại quan trọng.
Sau những phát minh nghe có vẻ “khùng điên” ấy, ông Hải và Wakamono đã bắt đầu thương mại hóa công nghệ trong lĩnh vực mỹ phẩm với giá bán tại Việt Nam rẻ hơn so với thi trường Mỹ và Trung Quốc gấp nhiều lần.
Các sản phẩm mỹ phẩm ứng dụng công nghệ nano thiên nhiên này bắt đầu được thương mại hóa tại Việt Nam từ tháng 9/2023 với thương hiệu LAB NATURE, được quảng cáo là sản phẩm thiên nhiên không hóa chất, không hương tổng hợp và có công nghệ Build Lipid Layer giúp chỉnh sửa tái tạo tóc và da hư tổn từ việc bù đắp các lipid bị mất đi.
Các sản phẩm mang thương hiệu LAB NATURE vẫn ngang bằng giá với các sản phẩm hóa chất được bày bán trên kệ siêu thị tại Việt Nam. Lý do, ông Hải cắt bỏ tất cả các chi phí về công nghệ khi xây dựng giá thành sản phẩm bán tại thị trường Việt Nam.
Tương tự, vẫn bỏ chi phí công nghệ ra ngoài giá thành, “nhà sáng chế khùng” vừa bước chân vào thêm 1 lĩnh vực là thực phẩm. Lĩnh vực thực phẩm được kỳ vọng cao với “công nghệ dẫn truyền chất trúng đích OPTREN” của Wakamono được hoàn thiện trong sữa bột và thực phẩm cho trẻ em và người lớn tuổi, người bệnh. Đây là ngành có tỉ trọng tăng trưởng và lợi nhuận cao và thường rất ít các công nghệ mới tham gia vào thị trường.
Hiện công ty này đang phối hợp với các đối tác trong nước cho việc sản xuất và thương mại hóa tại thị trường Việt Nam, tiến hành khai thác bản quyền công nghệ với các đối tác tại Úc và New Zealand.
Các doanh nghiệp thường sẽ tốn ít nhất từ 8 đến 10 năm kể từ lúc tạo công nghệ đến khi thương mại hóa được sản phẩm đầu cuối. Do tính chất của công nghệ sinh học cần có một khoản đầu tư rất lớn để duy trì chi phí thử nghiệm mạo hiểm trong một thời gian khá dài cho đến khi hoàn thiện, chứng minh được hiệu quả và đưa vào được sản phẩm cụ thể để thương mại hóa.
Chính vì thế khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ, và đặc biệt là hoàn thiện việc cấp bằng sáng chế sẽ phải tốn từ 3 đến 4 năm đăng ký. Do đó, khi đã thành công về phát minh, công nghệ thường được định giá cao vì đã loại hết phần đầu tư mạo hiểm trong thí nghiệm và tạo lợi thế cho các sản phẩm mới độc quyền chiếm lĩnh thị trường.
Bằng sáng chế là một tài sản của công ty, cho phép ông Hải và Wakamono có được độc quyền trong tối đa 20 năm và cho phép Wakamono thu tiền bản quyền để đổi lấy việc cấp phép cho bằng sáng chế để đối tác sử dụng theo phạm vi ứng dụng và địa lý.
Ông Hải cho biết: “Hiện tại rõ ràng là các bằng sáng chế có thể là một nguồn thu nhập lớn của Wakamono trong thời gian sắp tới. Việc khai thác có thể được thực hiện thông qua việc cấp phép hoặc bán các công nghệ đã được cấp bằng sáng chế. Điều này rất hữu ích khi một công ty có nhiều bằng phát minh như Wakamono không cùng một lúc có thể sản xuất hoặc thương mại hóa tất cả các sản phẩm công nghệ, mà chỉ nên thực hiện một thử nghiệm lớn rồi hợp tác với các đối tác tiềm năng.”
Chính vì thế mà ông và công ty Wakamono mạnh dạn cắt bỏ các chi phí công nghệ trong các sản phẩm bán tại Việt Nam nhằm người dân dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm công nghệ cao nhanh chóng.
Ông Hải và gia đình chiếm 75% vốn chủ sở hữu Wakamono, ông vừa là Chủ tịch cũng là CEO điều hành chính tại công ty từ năm ông 26 tuổi.
Hiện nay với mục tiêu đẩy mạnh thương mại hóa, công ty Wakamono thành lập các công ty con sở hữu và kinh doanh riêng biệt các sáng chế công nghệ áp dụng vào các ngành khác nhau, tạo việc khai thác chuyên môn hóa chuyên sâu theo ngành và lĩnh vực. Có thể kể đến công ty Moonshot lĩnh vực mỹ phẩm, công ty Optren lĩnh vực thực phẩm và sữa, lĩnh vực nông nghiệp và y tế công ty đang tiến hành các bước liên doanh hợp tác.
Một trong số các điều quan trọng là lập bản đồ và phân tích các bằng sáng chế của đối thủ để dự đoán những thay đổi công nghệ tiềm ẩn và sự xuất hiện của các đối thủ mới. Hơn nữa, bằng sáng chế là một phương tiện cực kỳ quan trọng để thể hiện các phát minh công nghệ sinh học. Đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu thông tin và vẫn còn chưa lưu tâm đầu tư theo dõi kỹ lưỡng.
Đối với các nhà đầu tư, sự hiện diện của bằng sáng chế là sự đảm bảo cho số tiền của họ được đầu tư. Nó là 1 loại tài sản có giá trị như 1 loại tài sản vô hình.
Nguồn: CafeF